1/ Phàm cái gì cũng có quy luật của nó, sinh tồn rồi diệt vong, tất thảy đều theo quy luật.
2/ Cái gì không tuân theo quy luật, không sớm thì muộn sẽ bị đào thải.
3/ Quy luật Cung-Cầu phát biểu rằng: có "cầu" tất sẽ có "cung".
Cầu ở đây = nhu cầu (mong muốn) + khả năng thực hiện, đáp ứng (chẳng hạn khả năng tài chính).
Như vậy, theo quan điểm cá nhân của tôi:
1/ CS, CNXH sẽ bị đào thải. Trên thực tế, các đảng CS đã biến tướng thành độc tài chứ không còn mang tư tưởng CS nữa. Các quốc gia theo đường lối CS cũng đã giảm đi nhiều, mới đây nhất là CuBa.
2/ Vận dụng quy luật Cung-Cầu, chúng ta có thể hoạch định một hướng đi khác: kích cầu. Cụ thể: khi làm cho CẦU dân chủ tăng cao, tất yếu sẽ có CUNG dân chủ.
Vậy, kích CẦU bằng cách nào?
Thứ nhất, cần tăng thêm "nhu cầu" dân chủ. Cái này sẽ có được qua hoạt động "khai trí".
Thứ hai, cần tăng thêm "khả năng". Cái này có thể hiểu là cần số đông, cần lực lượng lớn, cần những người có ảnh hưởng xã hội, có năng lực tài chính. Cơ bản vẫn là "tài chính". Do đó, vấn đề "hậu dân sinh" vẫn là yếu tố rất rất quan trọng. ("hậu" trong từ "hậu hĩnh" nhé!).
Thứ ba, vấn đề đoàn kết để cùng đồng lòng, chung chí hướng. Giữa cả trăm triệu con người thì chẳng có gì "chung" hơn là đất nước, là tổ quốc. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc sẽ là nguồn cội cho đoàn kết. Và vấn đề trở lại là bài toán: nâng cao "dân khí".
Tựu chung lại, vẫn là câu truyện của một thế kỷ trước cụ Phan Châu Trinh đã khởi xướng: "Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh".
(draft)
2/ Cái gì không tuân theo quy luật, không sớm thì muộn sẽ bị đào thải.
3/ Quy luật Cung-Cầu phát biểu rằng: có "cầu" tất sẽ có "cung".
Cầu ở đây = nhu cầu (mong muốn) + khả năng thực hiện, đáp ứng (chẳng hạn khả năng tài chính).
Như vậy, theo quan điểm cá nhân của tôi:
1/ CS, CNXH sẽ bị đào thải. Trên thực tế, các đảng CS đã biến tướng thành độc tài chứ không còn mang tư tưởng CS nữa. Các quốc gia theo đường lối CS cũng đã giảm đi nhiều, mới đây nhất là CuBa.
2/ Vận dụng quy luật Cung-Cầu, chúng ta có thể hoạch định một hướng đi khác: kích cầu. Cụ thể: khi làm cho CẦU dân chủ tăng cao, tất yếu sẽ có CUNG dân chủ.
Vậy, kích CẦU bằng cách nào?
Thứ nhất, cần tăng thêm "nhu cầu" dân chủ. Cái này sẽ có được qua hoạt động "khai trí".
Thứ hai, cần tăng thêm "khả năng". Cái này có thể hiểu là cần số đông, cần lực lượng lớn, cần những người có ảnh hưởng xã hội, có năng lực tài chính. Cơ bản vẫn là "tài chính". Do đó, vấn đề "hậu dân sinh" vẫn là yếu tố rất rất quan trọng. ("hậu" trong từ "hậu hĩnh" nhé!).
Thứ ba, vấn đề đoàn kết để cùng đồng lòng, chung chí hướng. Giữa cả trăm triệu con người thì chẳng có gì "chung" hơn là đất nước, là tổ quốc. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc sẽ là nguồn cội cho đoàn kết. Và vấn đề trở lại là bài toán: nâng cao "dân khí".
Tựu chung lại, vẫn là câu truyện của một thế kỷ trước cụ Phan Châu Trinh đã khởi xướng: "Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh".
(draft)
Comments
Post a Comment